1. Giấy
Được làm bằng nguyên liệu giấy bóng sáng màu trắng mặt sau có chất nhựa dính cố định nên tem nhãn giấy là giải pháp tuyệt với cho các ứng dụng sử dụng trong khoảng thời gian ngắn và trong môi trường khô ráo, sạch sẽ.
Giấy là loại tem nhãn được sử dụng phổ biến nhất vì đáp ứng được đại đa số khả năng chi trả của người tiêu dùng.
Giấy in tem nhãn mã vạch Decal PVC thường có độ bền cao, với sức dẻo dai, và có tuổi thọ sử dụng lâu dài, kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố chất lượng và giá cả. Giấy loại này có chất liệu bền dẻo dai, khả năng chịu được va quệt khi vận chuyển nên thường được sử dụng dán nhãn, cũng như đóng gói sản phẩm có điều kiện sử dụng và di chuyển chịu nhiều va chạm.
Giấy in tem nhãn mã vạch Decal satin được sử dụng rất ưa chuộng trong ngành may mặc, mặt hàng giầy da, bởi do nó có tính chất mềm dẻo có thể giặt vò, cũng như là hấp mà không bị biến dạng hoặc giảm tính chất sử dụng. Tem nhãn này được sử dụng ghi quy cách, nó chứa thông tin và trang trí cho các sản phẩm đòi hỏi tính chất mỹ thuật cao. Và loại này thường mực in sử dụng cho tem Satin thường là loại có chất lượng tốt.
Giấy in tem nhãn mã vạch Decal bạc mạ thiếc đáp ứng những ngành nghề tạo ra những sản phẩm cao cấp, mang dáng dấp tính chất kỹ thuật như điện tử, cũng như điện lạnh, các loại máy móc cơ khí…. Ưu điểm lớn nhất của tem bạc là có độ bền rất cao, khả năng chịu đựng tốt thời tiết khắc nghiệt và ít khi bị thoái hóa trong quá trình sử dụng. Loại tem bạc này được in với mực in có chất lượng cao sẽ tao ra những con tem có thể sử dụng tới hàng chục năm.
2. Nhựa Polyester
Loại tem nhãn mã vạch này còn có thể kháng được các chất hóa học có nguồn gốc từ dầu và một số dung môi nhẹ khác. Đây được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng dụng đòi hỏi tem nhãn in mã vạch phải có độ bền cực kỳ cao.
Với khả năng kháng nhiệt cực tốt lên đến 270oF (132oC), vì vậy đây là một trong những vật liệu in tem nhãn tuyệt vời cho các ứng dụng bên ngoài với độ bền cao.
3. Nhựa PP
Đây là dạng phim nhựa có độ dày 3 mil (0.076 mm), màu trắng, mặt sau có chất dính chắc chắn. Có khả năng kháng nhiệt lên đến 175 oF (80oC). Nhựa PP thường được lựa chọn làm vật liệu in tem nhãn thông dụng (sau giấy) vì chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt bên ngoài.
4. Nhựa Vinyl dễ vỡ
Nhãn được làm bằng chất liệu nhựa Vinyl màu trắng, dễ vỡ, có độ kết dính cực kỳ cao. Nếu cố bóc lớp tem này ra thì nó sẽ vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Do đó, tem nhãn loại này thường được sử dụng nhiều cho các ứng dụng in mã vạch bảo mật vì đặc điểm khó làm hỏng hoặc tách rời của nó.
5. Nhựa Polyester mạ kim loại
Được thiết kế dưới dạng tấm phim nhựa polyester, loại giấy bạc mờ, độ dày 2 mil (0.05 mm), có sức chống chịu nhiệt và hóa chất cao. Đây là sự lựa chọn mang tính trang trí, thẩm mỹ dùng thay thế cho các loại tem nhãn trắng chuẩn, mang lại hiệu suất và độ bền cao cho các ứng dụng tương thích.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự truyền mực trong in ấn
- Kỹ thuật in ống đồng
- Kỹ thuật in lụa
- Hướng dẫn in chuyển nhiệt lên áo sáng màu
- In decal kỹ thuật số
- Kỹ thuật in decal sữa
- Tư vấn in tem nhãn decal đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Tư vấn in Poster mực dầu
- Quy trình xử lý vật liệu khi in
- Nguyên lý phương pháp in offset
- 3 yêu cầu kỹ thuật quan trọng khi in tem nhãn decal
- Hệ màu trong thiết kế in ấn
- Kỹ thuật in decal nước
- Mẹo tiết kiệm mực máy in
- Cách thiết kế bản in đạt chuẩn
- Một số lưu ý khi in tem nhãn decal bạc
- Các loại giấy in tem mã nhãn vạch
- Kỹ thuật in decal giấy tem nhãn
- In PP cán format
- Những ảnh hưởng của độ dày lớp mực